Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp thì nạn tin giả cũng là một vấn đề nhức nhối và có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Đặc biệt là khi nhu cầu lướt web, sử dụng mạng xã hội đang tăng cao do người dùng thực hiện giãn cách xã hội tại nhà, tin giả lại càng có nhiều cơ hội để xuất hiện tràn lan và khiến không ít người hoang mang.
Ví dụ như trường hợp của công ty sản xuất khẩu trang FilterMax tại Los Angeles dưới đây: Chạy quảng cáo trên Facebook với thông tin về 1 gia đình bị tử vong vì Covid-19, chỉ 1 thành viên duy nhất sống sót, nhưng lại sử dụng hình ảnh của 1 gia đình có thật ngoài đời. Điều đáng nói là gia đình vẫn an toàn, không có vấn đề gì về mặt sức khỏe. Như vậy, từ một bức tranh minh họa cho bài viết quảng cáo, công ty trên đã vô tình hoặc cố ý tạo ra 1 thông tin không đúng sự thật và gây ảnh hưởng đến danh dự của người khác.
Công ty FilterMax đã thản nhiên sử dụng bức ảnh của 1 gia đình ngẫu nhiên và tuyên bố họ đã tử vong vì Covid-19.
Được biết, đây là bức ảnh của gia đình chị Sara Ancich chụp trong 1 kỳ nghỉ lễ 8 năm về trước. Tuy nhiên, không hiểu bằng cách nào mà bức ảnh này lại xuất hiện trong quảng cáo của FilterMax trên Facebook với tuyên bố cả nhà chị đều đã mất mạng vì Covid-19 sau khi đi lễ tại 1 nhà thờ, chỉ có cậu con trai út là sống sót.
Sara bức xúc lên tiếng: “ Sao lại có người trơ tráo đến mức đưa tin về cái chết của cả 1 gia đình 1 cách thản nhiên như vậy, trong khi họ thậm chí còn không quen biết chúng tôi. Covid-19 đang là chủ đề nóng nhất trong các chương trình hiện nay, nó xuất hiện trong mọi bản tin và lúc nào cũng ám ảnh tâm trí của mọi người. Nó có tốc độ lây lan khủng khiếp và cũng đã giết chết rất nhiều người trên toàn thế giới. Vì thế, chắc chắn sẽ có không ít người dùng tin vào đoạn quảng cáo vô căn cứ này ”.
Mặt khác, FilterMax tự tin quảng cáo các sản phẩm máy thở của dịch thuật họ được đánh giá là hiệu quả nhất trên thị trường hiện nay, do chính Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận. Tuy nhiên, FDA đã nhanh chóng bác bỏ thông tin này. Đoạn video mà FilterMax đăng tải thậm chí còn có sự góp mặt của 1 anh chàng trẻ tuổi, người mà họ giới thiệu mà “cậu con trai út duy nhất sống sót trong gia đình xấu số này”.
Điều đó đã khiến Sara cực kì phẫn nộ: “ Tôi thực sự tò mò về cậu thanh niên trong video. Cậu ta không phải thành viên của gia đình tôi. Cậu ta là ai cơ chứ? Cậu ta có biết hành động mà mình đang làm trong đoạn video này có thể gây hậu quả tồi tệ đến mức nào không? ”. Trong nhiều ngày gần đây, Sara cùng gia đình mình đã thực sự mệt mỏi khi phải liên tục trả lời tin nhắn của người thân và bạn bè về mẩu quảng cáo sai sự thật này.
Một lần nữa, khả năng ngăn chặn thông tin sai sự thật của Facebook lại bị người dùng đặt một dấu hỏi lớn, đặc biệt là trong thời điểm nhạy cảm như hiện nay.
Trường hợp của Sara lại khiến người ta một lần nữa lại phải đặt câu hỏi về hệ thống kiểm duyệt nội dung và các biện pháp xử lý tin giả của Facebook. Sara chia sẻ rằng chị đã nhiều lần báo cáo đoạn video của FilterMax, nhưng nó vẫn cứ liên tục xuất hiện trên Newsfeed của chị. Bên cạnh đó, chị cho biết chị đã không đăng tải bức ảnh gia đình của mình trên mạng xã hội trong nhiều năm qua, thế nhưng nó vẫn xuất hiện tràn lan trên Google và một số trang web nổi tiếng như Pinterest. “ Tôi cảm thất rất khó chịu và bị xâm phạm quyền riêng tư nghiêm trọng ”, Sara bày tỏ, “ Tôi không biết cách phải xử lý hoặc phòng chống tình trạng này như thế nào nữa. Nếu biết thì tôi đã thực hiện từ lâu rồi ”.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Facebook đã nhanh chóng gỡ bỏ toàn bộ những quảng cáo có sử dụng hình ảnh gia đình của chị Sara. Mạng xã hội lớn nhất thế giới cũng cho biết họ đã cấm toàn bộ quảng cáo liên quan đến nước rửa tay diệt khuẩn, khẩu trang và các dụng cụ xét nghiệm coronavirus. Đây là hành động nhằm hạn chế các công ty lợi dụng tình trạng phức tạp của dịch Covid-19, lợi dụng sự hoang mang của người dân để trục lợi.
Theo 123abc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét